Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39
10 điều nên dạy con từ thuở bé thơ - ukid.vn

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39

10 điều nên dạy con từ thuở bé thơ

10 điều nên dạy con từ thuở bé thơ

1. Khuyến khích bé tự phục vụ bản thân mình

Mẹ hướng dẫn con cách thực hiện, chứ đừng làm thay con. Ví dụ, con thích đồ chơi nào thì hãy tự lấy, chơi xong hãy tự dọn. Con thích mặc áo nào thì tự chọn, con có thể tự mặc được quần áo ở tuổi lên 3, lên 4. Con cũng có thể tự xúc ăn khi lên 2, và sự thật là bé muốn tự bốc đồ ăn từ khi tập ăn dặm. Khi mẹ cung cấp thông tin và hỗ trợ cũng như hướng dẫn cho trẻ khi bé tìm hiểu và giải quyết vấn đề, sẽ cho phép bé tự do lựa chọn theo ý muốn và học hỏi từ những sai lầm của bé.

2. Hãy để con bắt đầu với các nhiệm vụ nhỏ

Ví dụ, bé 2 tuổi có thể tự xúc ăn dù sẽ vương vãi. 2-3 tuổi bé có thể tự dọn đồ chơi và tự đánh răng, tự mặc quần áo… Khi trẻ hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ thành công, mẹ chuyển sang những nhiệm vụ lớn hơn. Mẹ cũng có thể chia nhiệm vụ lớn thành nhỏ hơn để con làm, ví dụ bé 3-4 tuổi có thể tự vệ sinh giường ngủ: gấp chăn, dọn gối, thay ga giường gối… Hãy khen ngợi bé khi bé hoàn thành nhiệm vụ đầy thử thách. Bé rất thích được khích lệ!

3. Thiết lập quy tắc riêng cho con

Bé cần một “nội quy” nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ trong ngày. Trong đó, có phạt có thưởng: nếu bé tự làm hết các nhiệm vụ trong ngày, bé sẽ được thưởng 30 phút xem phim hoạt hình bé yêu thích chẳng hạn. Cha mẹ hãy nghiêm khắc thực hiện nội quy này và tốt nhất là hãy ở một vị trí vừa đủ để con tự giác, hãy đứng đó quan sát và “tư vấn” khi cần thiết.

Image result for Mẹ có biết con rất thích được tự phục vụ

 Mẹ có biết con rất thích được tự phục vụ? (Ảnh: Internet)

4. Lên lịch trình cho công việc hàng ngày

Hãy tạo cho bé một thời khóa biểu, trong đó có các công việc được trình bày bằng hình ảnh (vì bé chưa đọc được chữ). Nếu bé làm xong việc gì rời, mẹ giúp bé tích vào phần việc đó. Ví dụ: sáng thì đánh răng, lau mặt, thay đổ, đi học. Chiều về ăn cơm, chơi và dọn đồ chơi, tắm rửa, đánh răng trước khi ngủ… Sử dụng một biểu đồ lặt vặt, một phụ huynh có thể phân phối nhiệm vụ cho mỗi đứa trẻ. Khi bé hoàn thành công việc, thưởng cho họ bằng một ký hiệu đặc biệt (sticker). Các nhiệm vụ nên thích hợp với độ tuổi để các con có thể hoàn thành nhiệm vụ.

5. Giúp con quản lý thời gian của mình

Mặc dù tầm 3-4 tuổi bé chưa biết xem đồng hồ, nhưng bé có thể nhận biết mặt số. Mẹ hãy đưa ra các thông tin như: “khi kim dài chỉ đến số 7 thì con đi đánh răng nhé”, hay “nếu đến số 9 thì con hãy tắt tivi đi ngủ”. Đôi khi, có những bé không thể tập trung vào các nhiệm vụ cho họ, nên việc giúp con quản lý thời gian sẽ khiến bé tập dần thói quen tốt này cho tương lai.

6. Hãy cho con vài lựa chọn khi có thể

Các lựa chọn này rất cần tiết và thuyết phục khi bé không hợp tác. Mẹ hãy cho con sự lựa chọn, ví dụ: con muốn tự dọn đồ chơi hay mẹ sẽ cất hết vảo ngăn tủ của mẹ? Con chưa muốn tắm à? Thế thì bây giờ mình sắp xếp lại ngăn tủ quần áo của con xem có bộ đồ nào đẹp để mặc không nhé? Các lựa chọn giúp bé phát triển tư duy độc lập và trưởng thành.

7. Kết thúc những gì con bắt đầu

Ngay cả các công việc nhỏ cũng cần được hoàn thành. Đừng bao giờ để con thực hiện nó dở dang vì sẽ đặt ra một tiền lệ xấu. Hãy khích lệ, hãy trợ giúp, hoặc cho con thời gian để hoàn thành công việc của bé. Điều này vô cùng hữu ích cho sự hình thành cá tính và thói quen tốt cho con bạn, khi bé đi học và đi làm.

8. Hãy để mọi món đồ về vị trí thích hợp

Nhà có con nhỏ thì chắc chắn là sẽ vô cùng lộn xộn. Nếu nhà bạn có người giúp việc, thì hiển nhiên đó sẽ là người dọn dẹp mọi thứ. Tuy nhiên, sẽ rất quan trọng nếu bạn để con mình dọn dẹp mớ đồ chúng bày ra để dạy một đứa trẻ dọn dẹp hậu quả. Hoạt động này không những rèn ý thức tự giác của bé, mà còn giúp bé nhớ lại, hình dung lại những món đồ ấy từng ở đâu và bé tự cất về vị trí cũ. Một thói quen đơn giản rèn trí nhớ và sự ngăn nắp.

9. Khuyến khích trẻ yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết

Điều này quan trọng đó nha mẹ, một kỹ năng sống dành cho bé. Bé cần biết ai có thể giúp đỡ bé, giúp việc gì, làm thế nào để thuyết phục người khác giúp mình? Nếu bé có một người anh em ở nhà, mẹ hãy chỉ định các anh chị lớn giúp các em nhỏ, đôi khi còn đóng vai trò một “cố vấn”. Bọn trẻ nhiều khi thích nghe lời anh/chị hơn cha mẹ. Với cách làm này, mẹ sẽ rèn cho các con sự tương tác, giúp đỡ và giải quyết khó khăn.

10. Khuyến khích kết giao

Hãy khuyến khích con kết bạn và chơi cùng bạn bè đồng lứa. Với sự kết giao này, trẻ có thể phát triển tích cực cá tính riêng, biết cảm thông và chăm sóc cho những người khác. Mẹ hãy khuyến khích trẻ phát triển tình bạn ở trường hoặc nhóm bạn gần nhà, và luôn quan tâm đến bạn bè của con ngay cả khi chúng đã lớn.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

khám phá

thêm kiến thức sinh trắc vân tay cùng Ukid.vn