Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39
Cách Sử Dụng Lời Khen Hiệu Quả Cho Bé - ukid.vn

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/ukidvn/domains/ukid.vn/public_html/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/dynamic-tags/tags/post-featured-image.php on line 39

Cách Sử Dụng Lời Khen Hiệu Quả Cho Bé

Cách Sử Dụng Lời Khen Hiệu Quả Cho Bé

 

“Con giỏi quá”, “con rất cố gắng”, có lẽ là những câu ba mẹ thường dùng để khen ngọi con mỗi khi con làm được điều nào đó. Vì khen ngợi là cách để ba mẹ gieo hạt mầm tạo nên động lực, sự tự tin cho con. Thế nhưng lời khen như một hạt giống tuỳ theo cách gieo khác nhau mà sẽ này mầm hay bị sâu mọt. Nếu ba mẹ khen đúng thì những lời khen ấy trở thành lời động viên rất có giá trị trong việc hình thành nhân cách của trẻ, ngược lại ba mẹ sử dụng lời khen không hợp lí sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ : trẻ tự cao, tự đại hoặc hão huyền về bản thân, xem thường người khác. Vậy ba mẹ nên khen ngợi trẻ thế nào?

Đừng Khen Con Thông Minh – Hãy Khen Con Có Nhiều Nỗ Lực

Theo Carol ( một nhà tâm lý học trong lĩnh Vực thay đổi nhận thức con người về động lực), trẻ có thể hình thành hai nếp suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực ngay từ lúc lên ba và một trong những nguyên nhân hình thành nếp suy nghĩ đó là do cha mẹ khen con mình quá thông minh. Ba mẹ nghĩ đó là những lời khen bình thường nhưng vô tình ba mẹ đã đẩy con vào cái suy nghĩ “ mình cực kì thông minh” hoặc “ mình là thần đồng”. Nhưng gặp thất bại, các bé sẽ nghĩ “ ôi mình không thông minh cho lắm”. Do đó thay vì khen con thông minh ba mẹ nên khen những gì con làm, chẳng hạn “ wow, tốt lắm, con đã học được rồi đó” hay “ con đã học làm điều đó tốt lắm”.

Khen con đúng cách

Trí thông minh của trẻ là một lợi thế cho sự phát triển sau này, tuy nhiên để học tốt hơn thì thông minh thôi chưa đủ còn phảu nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng, chăm chỉ của trẻ. Nếu ba mẹ khen con thông minh khi đạt điểm số thì đứa trẻ sẽ hiểu rằng thành quả đó là do sự thông minh, như vậy ba mẹ đã không giúp con chú trọng vào sự nỗ lực, cố gắng. Vậy nên nếu đứa trẻ đó gặp khó khăn thì hẳn sẽ quên mất đi sự nỗ lực mà chỉ ngồi trông chờ vào trí thông minh mà thôi như vậy con của bạn sẽ khó có thể hình thành tư duy và phát triển hết khả năng của bạn thân được.

Thay vì khen con thông minh ba mẹ hãy khen thưởng dựa trên sự nỗ lực của con. Chẳng hạn: “con thông minh quá” hoặc “ con của mẹ giỏi quá”, thì mẹ có thể khen “ tốt lắm, đó là phần thưởng cho sự nỗ lực của con”, hoặc mà “ mẹ biết con của mẹ sẽ làm được mà”. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu cha mẹ đánh giá cao nỗ lực của chúng thế nào. Nỗ lực không cho phép chúng dễ dàng thoả mãn, khi gặp kho khăn, thất bại trẻ sẽ nghĩ mình chưa thực sự cố gắng chứ không tìm cách đổ lỗi hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Hơn nữa khen thưởng trên sự nỗ lực sẽ thúc đẩy sự phát triển của con, con sẽ luôn nỗ lực hết mình khi làm mọi việc. Nếu là ba mẹ thông thái hãy khen có có nhiều nỗ lực.

Khen Ngợi Sự Cố Gắng Chứ Không Phải Là Kết Quả

Trẻ chỉ đạt được lòng tự tin thật sự khi chúng có cơ hội để “hoàn thành nhiệm vụ được giao”. Để thực hiện nhiệm vụ chúng phải tận dụng hết mọi khả năng phù hợp với mức phát triển của mình, nỗ lực vượt qua các khó khăn, đôi khi phải chịu đựng cả sự thất bại… phải trải qua nhiều chặng đường gian nan mới đạt được thành công. Và lúc này, đúng lúc này, lời khen ngợi của cha mẹ mới mang đến tác dụng tích cực. Khi bạn khen con ở một điểm nào đó, đừng quên gắn nó với những nỗ lực mà con đã làm để đạt được. Ví dụ: Con đạt điểm cao nhất lớp bài kiểm tra môn Toán. Mẹ phải khen: “công học hành chăm chỉ cuối cùng cũng được đền đáp con nhỉ?”. Bằng cách này, bạn chỉ ra cho con thấy kết quả có được không phải do tài cán, mà là do chính những gì con đã cố gắng thực hiện.

Cho Biết Vì Sao Trẻ Được Khen

Lời khen bao giờ cũng cần đi cùng giải thích, nếu không sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Bạn không nên khen chung chung: “Con ngoan lắm”, “Con giỏi lắm” mà có thể là: “Con làm mẹ thấy rất vui vì…”. Hãy cho trẻ biết tại sao bé lại được khen. Như vậy bé mới hiểu đúng mẹ đang khen mình cái gì để lần sau nỗ lực làm tốt hơn.

Không So Sánh

Ba mẹ nên đánh giá con dựa vào chính bé ngày hôm qua chứ không so sánh với bạn hàng xóm hay bạn cùng lớp. Con bạn có thể chạy không nhanh bằng con hàng xóm, nhưng kết quả lần thi này của bé đã tiến bộ rất nhiều so với những lần trước. Bạn hãy khen con vì điều đó.Việc so sánh khi khen ngợi sẽ khiến bé có đánh giá lệch lạc về bản thân cũng như về người khác. Từ đó, bé sẽ coi thường những bạn không bằng mình, hoặc nảy sinh tính đố kỵ. Khen ngợi là phần thưởng tinh thần lớn nhất với trẻ, giúp trẻ tự tin hơn,tạo động lực cho trẻ làm những điều tốt và đẩy lùi những hàng vi không tốt. Vì vậy muốn con bạn phát triển theo chiều hướng tích cực, muốn con luôn cố gắng, nỗ lực thì ba mẹ hãy ngưng ngay việc khen con thông minh mà hãy khen con có nhiều nỗ lực.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

khám phá

thêm kiến thức sinh trắc vân tay cùng Ukid.vn